Bạn cần tìm cho tổ ấm của mình một bộ tay nắm cửa, nhưng đang phân vân chưa biết lựa chọn thế nào. Trong bài viết nay, Lawrence sẽ chia sẻ chính xác các 3 tiêu chí lựa chọn tay nắm cửa gỗ, cửa thép mà chưa ai mách bảo Bạn.
- Chất liệu
Có 3 loại chất liệu phổ biến nhất hiện nay và được khuyến nghị từ thấp đến cao: Hợp kim Kẽm, Đồng thau và Inox 304
a. Hợp kim kẽm:
Đa số tay nắm hiện nay đều được chế tạo từ hợp kim kẽm, và mạ lớp Crôm bên ngoài.
Hợp kim kẽm là chất liệu được kết hợp giữa Kẽm, thép và một số chất khác, nên độ cứng cáp được công nhận là khá tốt,
Giá thành của hợp kim này khá rẻ và dễ đúc hơn, nên tay nắm cho ra cũng có giá thành hợp lý hơn
b. Đồng thau:
Tay nắm thiết kế dạng hoa văn cổ điển được chế tạo hầu hết từ chất liệu này, và chủ yếu mạ màu đồng giả cổ,
Nhờ tính chất dẻo dai của Đồng, và cứng cáp của Kẽm ( Đồng thau là sự kết hợp chủ yếu giữa Đồng và Kẽm), tay nắm được đúc ra có những chi tiết hoa văn nhỏ, sắc xảo, nhưng vẫn chắc chắn. Giá thành cũng cao hơn so với hợp kim Kẽm
c. Inox 304:
Đây là chất liệu Bạn nên chọn khi sắm cho mình 1 bộ tay nắm, đương nhiên ngoại trừ tay nắm hoa văn cổ điển phía trên.
Inox 304 có khả năng chống rỉ rất tốt nên bề mặt không phải mạ, Bạn chỉ cần định kỳ lau sạch bằng khăn mềm tùy theo môi trường sử dụng là giữ được độ mới của sản phẩm,
Inox có độ cứng cao nên có thể làm rỗng ruột để phù hợp với ngân sách đầu tư - Cơ cấu phía trong
Tay nắm có bị rơ hoặc bị xệ đều phụ thuộc vào thiết kế và chất liệu bên trong:
a. Cốt:
Đồng thau là lựa chọn tối ưu cho phần cốt tay nắm nhờ độ cứng cáp, khả năng chống ôxi hóa của vật liệu
Hợp kim kẽm là lựa chọn sau đó, nhưng Bạn cần cẩn thận với một số sản phẩm giá rẻ, họ có thể sử dụng Antimon thay vì hợp kim Kẽm, vì 2 chất liệu này đồng màu với nhau.
b. Lò xo:
Lò xo sẽ đảm bảo tay nắm không bị xệ sau 1 khoảng thời gian sử dụng,
Bạn cần sử dụng lò xo dạng thép tấm, vừa có tác dụng cố định, vừa đảm bảo độ nhạy & bền bỉ của lò xo.
Nếu Bạn muốn chắc chắn về độ bền của lò xo, hãy chọn thương hiệu đạt chuẩn Châu Âu CE, hoặc cao hơn nữa là ANSI của Mỹ. Họ sẽ đảm bảo độ bền sản phẩm từ 200,000 – 1,000,000 lần đóng mở. - Lớp mạ của tay nắm
a. Tay nắm hợp kim Kẽm
Tay nắm hợp kim Kẽm được làm bằng hợp kim nên giá thành khá hợp lý, tuy nhiên, chi phí mạ sẽ đội giá thành sản phẩm lên khá nhiều. Đôi khi, giá thành cho 1 tay nắm này có thể lên đến gần bằng tay nắm Inox 304 nếu lớp mạ tốt, và không bị bong tróc theo thời gian.
Tuy nhiên, Bạn có thể gặp rất nhiều tay nắm kiểu này có giá ‘rất hời’, hãy cẩn thận với điều đó!
b. Tay nắm Đồng thau
Bề mặt đồng giả cổ sẽ phai màu theo thời gian, đó là điều chắc chắn. Tuy nhiên, một số thương hiệu sẽ cung cấp dịch vụ mạ lại bề mặt với giá cả khoảng 20-30% giá trị sản phẩm, hãy đảm bảo Bạn mua sản phẩm của những thương hiệu đó, vì về sau Bạn có lẽ phải nhờ đến họ.
c. Tay nắm Inox 304
Tay nắm Inox không cần mạ, nên Bạn không cần lo lắng đến vấn đề bong tróc bề mặt,
Thay vào đó, Bạn cần lau sạch bề mặt sản phẩm định kỳ bằng khăn mềm không nhúng nước. Thời gian bảo dưỡng chỉ khoảng 2-3 tháng/lần, môi trường ô nhiễm hơn sẽ khoảng 2-4 tuần/lần tùy điều kiện môi trường.