Hướng dẫn chi tiết cách chọn bản lề inox cho cửa gỗ, cửa thép

Hướng dẫn chi tiết cách chọn bản lề inox cho cửa gỗ, cửa thép

Nếu Bạn đang phân vân không biết cách chọn bản lề cho cửa gỗ như thế nào! Trong bài viết này, LAWRENCE sẽ chia sẻ chính xác 5 tiêu chí khi chọn bản lề cho cửa gỗ và cả cửa sắt. 

1. Loại bản lề

Tùy theo loại cửa và trọng lượng của nó mà Bạn có thể lựa chọn đúng loại bản lề cho mình:

1.1 Cửa có trọng lượng nhẹ: cửa nhựa giả gỗ, cửa nhựa ABS

Loại cửa này thường được sử dụng để làm cửa vệ sinh, cửa phòng ngủ. Với cân nặng chỉ dao động khoảng 30-40kg cho 1 cánh cửa tiêu chuẩn 800 x 2200mm, Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình loại bản lề bắt trực tiếp trên bề mặt (surface hinge) như Bản lề bướm, Bản lề lá cờ

Bản lề bướm bắt bề mặt cửa nhựa giả gỗ
1.2 Cửa có trọng lượng nặng: cửa chống cháy, cửa gỗ tự nhiên, cửa MDF, HDF...

Cửa gỗ chống cháy được thiết kế với phần lõi trong được nhét sợi thủy tinh, độ dày tối thiểu 50mm nên trọng lượng sẽ gia tăng đáng kể. Đối với 2 dạng cửa này, Bạn cần trang bị cho mình bản lề bi để chịu tải tốt hơn, chống xệ cửa, và khả năng vận hành của bản lề loại này là cực kỳ trơn tru và êm ái.

Cửa gỗ tự nhiên sử dụng bản lề bi LAWRENCE

2. Chọn quy cách bản lề

Quy cách bản lề chủ yếu sẽ được quyết định dựa trên độ dày cửa, backset và Inset

Chiều rộng bản lề = ((Độ dày cửa – Backset)*2) + Inset (nếu có)

Trong đó Backset:
– Độ dày cửa <57mm: back-set 6mm
– Độ dày cửa >57mm: back-set 10mm

Ví dụ: cửa có độ dày 50mm, trọng lượng 80kg: thì back-set là 6mm, bản lề LAWRENCE chọn loại 102x89x3.0mm (Cao x Rộng x Độ dày)

3. Chất liệu bản lề

Điều kiện sử dụng, môi trường xung quanh cũng là các yếu tố cần cân nhắc đến! Nếu cửa của Bạn được lắp đặt tại kho hóa chất, phòng thí nghiệm hoặc những nơi có độ ăn mòn cao… Hãy chắc chắn Inox là lựa chọn nhất thiết trong trường hợp này.

4. Bề mặt xử lý

Tùy vào thiết kế cửa mà Bạn có thể tùy chọn bề mặt xử lý cho bản lề của mình. Thông thường, bề mặt hairline là bề mặt xử lý tiêu chuẩn, ngoài ra còn có màu Đồng giả cổ, cao cấp hơn sẽ có bề mặt mạ PVD của những thương hiệu danh tiếng Thế Giới.

*  Lưu ý: có khá nhiều thương hiệu sẽ ‘gây nhầm lẫn’ loại mạ PVD bằng phương pháp mạ nhúng, loại này rất dễ bị phải màu trong vòng không quá 3 tháng. Màu Đồng giả cổ cũng tương tự nhưng khoảng thời gian sẽ kéo dài lên đến 2-3 năm tùy theo chất lượng xử lý.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top