Tiêu chuẩn BSEN 12209 cho thanh đẩy thoát hiểm Panic bar

Tiêu chuẩn BSEN 1125 cho Thanh đẩy thoát hiểm Panic Bar

Tiêu chuẩn BSEN 1125 – tiêu chuẩn dành riêng cho thanh đẩy thoát hiểm được chấp nhận rộng rãi trong các nước thuộc Liên Minh Châu Âu và nhiều nước khác trên Thế giới. Bài viết này sẽ chia sẻ chính xác lợi ích của sản phẩm, các quy định về thiết kế, thử nghiệm, vận hành và các tổ chức chứng nhận đạt chuẩn cấp giấy chứng nhận CE cho sản phẩm.

Nguyên lý thiết kế

Tiêu chuẩn này yêu cầu cửa ra vào cuối cùng trong các tòa nhà công cộng, trung tâm giải trí, trung tâm mua sắm… phải được trang bị thanh đẩy thoát hiểm. Nguyên lý thiết kế cho các sản phẩm này được ưu tiên về công tác thoát hiểm hơn là bảo mật.

Thanh đẩy thoát hiểm gọi chung ở Việt Nam được chia làm 2 loại: thanh Push Bar ( thanh đẩy ) và thanh Touch Bar ( thanh đè ) với cách thao tác giống hệt nhau, Bạn chỉ cần dùng tay đẩy vào là có thể mở cửa mà không cần biết bất cứ kỹ năng sử dụng nào,

Nhờ vào nguyên lý thiết kế đặc trưng này, thanh thoát hiểm được yêu cầu sử dụng bắt buộc cho cửa thoát hiểm.

Yêu cầu chứng nhận

Sản phẩm đóng dấu CE sẽ được phân loại phù hợp với 10 code số theo tiêu chuẩn BSEN 1125 ban hành 2008, thể hiện rõ chức năng của sản phẩm với các hiệu suất khác nhau.

Code 1 – Loại hình sử dụng
– Cấp 3: Khu vực có tần suất sử dụng cao, hoặc nơi có tần suất ít nhưng không cần bảo dưỡng nhiều

Code 2 – Độ bền
– Cấp 6: 100,000 lần đóng mở
– Cấp 7: 200,000 lần đóng mở

Code 3 – Trọng lượng cửa
– Cấp 5: đến 100kg
– Cấp 6: đến 200kg
– Cấp 7: qua 200kg

Code 4 – Chống cháy
– Cấp 0: không được sử dụng cho cửa chống cháy, ngăn khói,
– Cấp A: Phù hợp sử dụng cho cửa ngăn khói, dựa theo yêu cầu B1, Mục B,
– Cấp B: Phù hợp sử dụng cho cửa chống cháy và ngăn khói sau khi thử nghiệm đạt tiêu chuẩn EN1634-1. Mục B gồm thêm một số yêu cầu riêng cho thanh đẩy thoát hiểm.

Code 5 – An toàn
– Cấp 1: Tất cả các thanh thoát hiểm đều phải phù hợp với các yêu cầu về an toàn khi sử dụng sản phẩm.

Code 6 – Chống ăn mòn
– Cấp 3: Chống ăn mòn tốt,
– Cấp 4: Chống ăn mòn rất tốt

Code 7 – Độ bảo mật
– Cấp 2: Thanh thoát hiểm được lắp đặt và sử dụng trong nhà, vấn đề an toàn được ưu tiên hơn vấn đề bảo mật.

Code 8 – Chiều cao thanh ( trạng thái tự nhiên )
– Cấp 1: Chiều cao thanh đến 150mm 
– Cấp 2: Chiều cao thanh đến 100mm 

Code 9 – Loại thanh thoát hiểm
– Loại A: Thanh Panic bar/ Thanh đẩy
– Loại B: Thanh Touch bar/ Thanh đè

Code 10 – Loại cửa
– Loại A: Cửa 1 cánh, 2 cánh: cánh mở hoặc không
– Loại B: Chỉ cửa 1 cánh 
– Loại C: Chỉ cánh không mở

Ví dụ minh họa

Thanh thoát hiểm thuộc dòng LH7810 có Code chứng nhận là: 376B1422BA.
Như vậy, LH7810 series phù hợp sử dụng:

– Cấp 3: Khu vực có tần suất sử dụng cao, hoặc nơi có tần suất ít nhưng không cần bảo dưỡng nhiều, 
– Độ bền Cấp 7: 200,000 lần đóng mở
– Có thể sử dụng cho cửa lên đến Cấp 6: đến 200kg
– Cấp B: Phù hợp sử dụng cho cửa chống cháy và ngăn khói sau khi thử nghiệm đạt tiêu chuẩn EN1634-1.
– Cấp 1: Tất cả các thanh thoát hiểm đều phải phù hợp với các yêu cầu về an toàn khi sử dụng sản phẩm.
– Cấp 4: Chống ăn mòn rất tốt
– Cấp 2: Thanh thoát hiểm được lắp đặt và sử dụng trong nhà, vấn đề an toàn được ưu tiên hơn vấn đề bảo mật.
– Cấp 2: Chiều cao thanh đến 100mm
– Loại B: Thanh Touch bar/ Thanh đè
– Loại A: Cửa 1 cánh, 2 cánh: cánh mở hoặc không

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top